Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non là quá trình hướng dẫn, rèn luyện giúp bé nhận ra và hướng đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Những điều tốt đẹp này bao gồm cả về thẩm mỹ cũng như điều hay, lẽ phải. Ví dụ: bé sẽ có thể phân biệt được rạch ròi đúng – sai, tốt – xấu hay cái mới – cái cũ, cái xấu – cái đẹp. Từ đó, con sẽ thấu hiểu và có cách ứng xử phù hợp với gia đình và những người xung quanh.
Bên cạnh đó, phát triển thẩm mỹ còn giúp các bé cảm nhận cái đẹp về thị giác và cảm xúc. Những hoạt động này sẽ bắt đầu từ những việc cơ bản nhất như dạy trẻ sắp xếp đồ đạc ngăn nắp, gọn gàng, dọn vệ sinh sạch sẽ và trang trí góc học tập… Điều này sẽ giúp bé hình thành nên lối sống lành mạnh và nhân cách tích cực để trẻ phát triển toàn diện từ tâm – trí – thể.
Giáo dục thẩm mỹ mang lại rất nhiều lợi ích tốt đẹp nhưng với lứa tuổi của trẻ mầm non, bố mẹ chỉ nên rèn luyện và hướng đến những mục tiêu cơ bản nhất cho con bao gồm:
Phát triển năng lực cảm nhận cái đẹp: Tạo điều kiện để trẻ tiếp cận nhiều hơn về thế giới xung quanh để từ đó con có những trải nghiệm, giúp phát triển khả năng thẩm mỹ.
Hình thành cảm xúc thẩm mỹ: Tạo hứng thú về các bộ môn nghệ thuật cho bé để con có độ “nhạy” về các khía cạnh thẩm mỹ.
Kích thích khả năng sáng tạo: Tổ chức các hoạt động nghệ thuật để khơi dậy tiềm năng của bé.
Một số hình ảnh tiết học Di màu thuộc lĩnh vực Phát triển thẩm mĩ của lớp Nhà Trẻ 1