Đề tài: Dạy trẻ KNCH bài hát “Thật là hay”
Trò chơi âm nhạc: Vòng tròn tiết tấu
Nghe nhạc không lời "Sắc hoa"
Lĩnh vực: Phát triển thẩm mỹ
Đối tượng: Trẻ 5 - 6 tuổi
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Trẻ kể tên được một số cách hát đã được học từ giờ trước: Hát đồng ca; hát to, hát nhỏ; hát nối tiếp; hát lĩnh xướng hòa ca; hát vocal; sử dụng bộ gõ cơ thể... và thể hiện lại được một số cách hát như: Hát đồng ca; hát nối tiếp kết hợp vocal;
- Trẻ biết thêm về cách hát bè âm la;
- Trẻ biết chơi trò chơi âm nhạc;
- Trẻ nghe và cảm nhận được giai điệu mang âm hưởng dân tộc Việt Nam qua bản nhạc không lời “Sắc hoa”.
2. Kỹ năng
- Rèn kĩ năng ca hát: Hát đồng ca; hát nối tiếp kết hợp vocal;
- Rèn kỹ năng biểu diễn tự tin trên sân khấu; kỹ năng sử dụng dụng cụ âm nhạc;
- Dạy trẻ biết kỹ năng hát bè âm la.
3. Giáo dục
- Trẻ yêu thích ca hát, hứng thú tham gia vào hoạt động âm nhạc.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng cho giáo viên và trẻ
- Sân khấu cho trẻ biểu diễn, sân khấu múa bóng;
- Nhạc bài hát: “Thật là hay”;
- Nhạc không lời “Sắc hoa”;
- Dụng cụ âm nhạc: Quạt múa;
- Trang phục cô và cháu múa.
2. Địa điểm tổ chức: Trong lớp học.
III. TIẾN HÀNH
1. Hoạt động 1:
*Trò chơi âm nhạc “Vòng tròn tiết tấu”
- Cách chơi: Mỗi bạn một chiếc cốc âm nhạc và ngồi thành vòng tròn. Các con lắng nghe nhạc và vỗ tay theo tiết tấu chậm, sau đó nhanh tay chuyển cốc âm nhạc của mình cho bạn bên cạnh. Các con sẽ phối hợp với nhau nhau để tạo thành một vòng tròn tiết tấu.
- Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần;
- Cô bao quát, nhận xét, động viên trẻ.
2. Hoạt động 2:
* Ôn lại các cách hát từ giờ học trước
- Cô cho trẻ nghe 1 đoạn giai điệu của bài hát (theo âm la), trẻ nghe và đoán đó là giai điệu của bài hát nào? Do ai sáng tác?
- Cô hỏi trẻ: Trong các giờ học trước, cô đã dạy các con hát bài “Thật là hay” với những cách hát nào?
=> Củng cố: Trong các giờ học trước, cô đã dạy các con hát bài “Thật là hay” với những cách hát như: Hát đồng ca; hát to, hát nhỏ; hát lĩnh xướng hòa ca;
hát vocal.
- Cả lớp hát lại bài hát “Thật là hay” theo nhạc cùng cô (01 lần).
+ Các con vừa hát bài “Thật là hay” theo cách hát nào?
- Chia trẻ thành 02 nhóm và hát nối tiếp kết hợp vocal.
* Dạy trẻ hát bè âm la
- Hỏi trẻ ý tưởng về cách hát khác với bài hát “Thật là hay”. Ngoài những cách hát trên, còn có ý tưởng hát cách nào nữa?
=> Cô giới thiệu cho trẻ cách hát bè âm la bài hát “Thật là hay”
- Cô hát bè âm la bài hát “Thật là hay”.
+ Các con có nhận xét gì về cách hát của 2 cô?
+ Các con đã hình dung ra cách hát bè âm la chưa?
=> Cách hát bè âm la là có 01 bè là âm la và cùng với lời ca của bài hát kết hợp vào hát cùng nhau làm cho bài hát trở lên hay hơn và sinh động hơn.
- Cô và trẻ cùng hát âm la theo giai điệu bài hát.
- Cô hát bè âm la + kết hợp nhạc bài hát.
=> Cô nhấn mạnh lại cho trẻ hiểu: Hát bè âm la là 01 nhóm hát lời ca của bài hát, nhóm kia sẽ hát bè âm la cùng với lời bài hát cho đến hết bài.
- Chia trẻ làm 02 nhóm và dạy trẻ hát bè âm la, cô chỉ huy.
+ Hát lần 01 không có nhạc.
+ Hát lần 02 có nhạc.
- Chia trẻ thành 03 nhóm và hát bè âm la.
- Cô bao quát chú ý sửa sai cho trẻ.
- Cô mời 02 trẻ hát tốt lên hát bè âm la cho các bạn cùng nghe
- Vừa rồi chúng mình hát bài hát “Thật là hay” với cách hát nào?
- Cho trẻ nhắc lại cách hát bè âm la.
* Hoạt động 3: Nghe nhạc không lời “Sắc hoa”
- Cô giới thiệu bản nhạc không lời “Sắc hoa” mang âm hưởng dân tộc Việt Nam;
- Cho trẻ nghe lần 1 và cảm nhận giai điệu;
- Cho trẻ nghe lần 2 kết hợp xem múa bóng;
- Các con vừa xem múa bóng bản nhạc gì?
* Kết thúc: Cô nhận xét lớp, cho trẻ ra chơi, kết thúc.