Đề tài: Âm nhạc bốn phương
+ Vận động múa minh
họa: Đi cấy - dân ca Thanh Hóa
+ KNCH: Trống cơm - Dân ca Bắc Bộ
+ Vũ điệu nhảy
Flamenco nhạc Tây Ban Nha
TCAN: Âm thanh của
giấy
NH: Trẩy hội xuân -
Dân ca Quan họ Bắc Ninh
Lĩnh vực phát triển: Phát triển thẩm mỹ
Đối tượng: 5-6 tuổi
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Trẻ hát
đúng giai điệu bài hát “Trống cơm”, thể
hiện phong cách biểu diễn múa minh hoạ bài hát “Đi cấy”;
- Trẻ biết về điệu nhảy
Flamenco, nét văn hóa đặc trưng của Tây Ban Nha, thể hiện được vũ điệu Flamenco
theo bài No face no name;
- Trẻ có
một số hiểu biết về làn điệu dân ca quan họ Bắc Ninh và hưởng ứng cùng cô khi
nghe bài hát;
-
Trẻ biết chơi trò chơi âm nhạc.
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng ca hát, kỹ năng múa minh
hoạ, vận động nhảy theo nhạc, sử dụng dụng cụ âm nhạc;
- Rèn kỹ năng mạnh
dạn, tự tin khi tham gia biểu diễn;
- Phát triển tai
nghe và cảm nhận âm nhạc qua giai điệu bài hát.
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú,
mạnh dạn, tự tin, tích cực tham gia vào hoạt động;
- Giáo dục trẻ
yêu thích, tự hào nét đẹp, bản sắc dân tộc, các làn điệu dân ca.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng của
cô:
- Máy tính, loa,
hình ảnh.
-
Nhạc bài: Trống cơm, Đi cấy, No face no name, Trẩy hội xuân.
- Video về Quan
họ Bắc Ninh; Video về điệu nhảy Flamenco
-
Trang phục: quan họ Bắc Ninh, nón quai thao.
2. Đồ dùng của trẻ:
- Một số dụng cụ âm nhạc: Trống jazz drum, đàn ghi
ta, hoa múa, kính, giấy...
III. CÁCH THỨC
TIẾN HÀNH
1.
Ổn định
tổ chức
- Ổn định giới
thiệu chương trình: Âm nhạc bốn phương
- Chương trình gồm 3 phần:
+ Phần 1: Tiết tấu
vui nhộn
+ Phần 2: Tài
năng âm nhạc
+ Phần 3: Qùa tặng
âm nhạc
2. Nội dung
Hoạt động 1: Phần thứ nhất -Tiết tấu vui nhộn
TCAN: Âm thanh của giấy
-
Mỗi bạn có một tờ giấy.
+ Làm thế nào để tạo ra âm thanh từ
giấy?
+ Cô cho trẻ búng vào giấy?
+ Cô yêu cầu trẻ búng giấy
theo tiết tấu chậm.
- Cô bật nhạc cho trẻ nghe
bài hát “clap sound” và trẻ búng giấy theo
tiết tấu chậm của bài hát.
- Cô tổ chức cho
trẻ chơi 2-3 lần tăng độ khó của
trò chơi(nhạc chậm, nhạc nhanh).
Hoạt động 2: Phần 2 - Tài năng âm nhạc
* Bài đi Cấy
- Cho trẻ nghe 01 đoạn nhạc bài hát “Đi cấy” và
đoán xem là giai điệu của bài hát gì? Dân ca?
- Giờ học hôm trước cô đã dạy các con vận động bài hát “Đi cấy” theo hình thức gì?
+ Cả lớp hát + múa minh hoạ.
+ Mời nhóm trẻ
có lên múa.
+ Mời 01 trẻ lên múa.
- Cho trẻ nhận xét bạn vừa biểu diễn. Cô bao
quát nhận xét.
* Bài Trống cơm
- Cho cả lớp hát lại bài hát 1 lần.
+ Hỏi trẻ cách hát với bài hát đã được học?
- Trẻ hát đối theo yêu cầu của cô.
- Hát và biểu diễn theo phong cách Rook.
- Cho trẻ nhận xét bạn vừa biểu diễn. Cô bao
quát nhận xét.
* Vũ điệu
Flamenco
- Cho trẻ xem video về vũ điệu Flamenco.
+ Con có nhận
xét gì về video vừa xem? Đó là điệu nhảy gì? Điệu nhảy Flamenco đặc trưng nước
nào? Con có nhận xét gì về điệu nhảy Flameco?(Sôi động, nóng bỏng…).
=>Vũ điệu Flameco rất sôi động được mệnh
danh là tia sáng hạnh phúc, niềm tự hào của của đất nước Tây Ban Nha.
+ Mời các bạn nữ lên nhảy
vũ
điệu Flamenco trên nền nhạc No face no nam, các
bạn nam đệm nhạc cho các bạn nữ.
+ Mời nhóm trẻ lên biểu
diễn.
- Cho trẻ nhận xét, cô
nhận xét, sửa sai, động viên trẻ.
Hoạt động 3: Phần
3 - Qùa tặng âm nhạc
- Cho trẻ
xem video giới thiệu về dân ca quan họ Bắc Ninh.
+ Các con vừa
xem video về dân ca gì?
+ Cô trò chuyện với trẻ về dân ca quan họ Bắc
Ninh.
- Giới thiệu tên
bài hát “Trẩy hội xuân” dân ca
quan họ Bắc Ninh;
- Cô hát lần 1: Kết
hợp với nhạc, cử chỉ điệu bộ.
- Hỏi giai điệu bài hát? Giáo dục trẻ yêu thích, tự
hào nét đẹp văn hoá, bản sắc dân tộc của các vùng miền.
- Lần 2: Cô hát,
trẻ hưởng ứng cùng cô.
* Kết thúc: Cô nhận xét, kết thúc chương trình.